Điều trị bệnh viêm đường ruột trên tôm thẻ chân trắng

FRESHLAB
Điều trị bệnh viêm đường ruột trên tôm thẻ chân trắng
Khi bệnh, tôm nuôi sẽ có dấu hiệu giảm ăn rõ rệt, vì thế mà những cá thể này thường chậm lớn hơn đàn. Cầm tôm lắc nhẹ sẽ thấy đường ruột cũng “lắc lư” chuyển động theo. Ngoài ra, khi quan sát nhá sẽ thấy phân tôm không suông, ngắn, dễ phân rã và có màu sắc nhợt nhạt khác thường.

Vì sao tôm bị viêm đường ruột?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tôm bệnh, trong đó phổ biến nhất là:

  • Do thức ăn kém chất lượng hoặc bị mốc dẫn chết các độc tố gây hại cho đường ruột tôm;
  • Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các vi khuẩn nhóm Vibrio phát triển và thâm nhập vào đường ruột khiến tôm bệnh;
  • Các loại tảo độc phát triển trong ao, khi tôm ăn phải sẽ khiến ruột không hấp thụ được thức ăn, dẫn đến chậm lớn, nhiễm bệnh và chết;

Phương pháp điều trị bệnh viêm đường ruột trên tôm thẻ chân trắng

Như đã đề cập ở trên, bệnh sẽ gây nhiều thiệt hại cho người nuôi nếu không được phát hiện điều trị sớm do có khả năng lây lan diện rộng. Theo các chuyên gia Vĩnh Tâm, cách điều trị bệnh viêm đường ruột trên tôm như sau:
Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Tôm

Đối với tôm mới phát bệnh

Những dấu hiệu: khúc ruột cuối của tôm bị mờ, phân tôm chưa bị đứt đoạn, tôm chưa rớt đáy,… cho thấy tôm chỉ mới phát bệnh, được điều trị sớm sẽ nhanh khỏi và phát triển bình thường. Cách điều trị như sau:

  • Kết hợp trộn AQUA SF1108 với thức ăn và cho tôm ăn;
  • Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi, đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết và Vitamin C để giúp tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn;

Đối với tôm bệnh nặng

Thông thường, nếu tôm bệnh có kích thước lớn thì tốt nhất bà con nên thu hoạch để giảm tỉ lệ hao hụt. Tuy nhiên, nếu muốn điều trị cho tôm thì bà con có thể dùng thuốc đặc trị AQUA SF1108

Biện pháp phòng bệnh viêm đường ruột trên tôm thẻ

Đừng để đến khi tôm hao hụt mới lo chữa bệnh, chúng tôi khuyến cáo bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để vụ nuôi được thành công:

  • Cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật, bón vôi diệt tạp và phơi ao để loại bỏ mầm bệnh khỏi ao nuôi từ vụ nuôi trước;
  • Nguồn nước sử dụng nuôi tôm phải được lắng lọc và xử lý diệt khuẩn kỹ, nước cấp vào ao nuôi phải qua lưới lọc để loại bỏ mầm bệnh từ bên ngoài;
  • Thức ăn cho tôm phải đạt chất lượng, nếu sử dụng thức ăn công nghiệp phải chọn những thương hiệu uy tín, nếu thức ăn tự chế phải được chế biến thật kỹ để an toàn cho tôm;
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản định kỳ để xử lý các yếu tố môi trường ao nuôi như: nước, tảo, bùn đáy, khí độc,…;
  • Bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn cho tôm giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng sức đề kháng chống chịu với dịch bệnh;
  • Khi thấy tôm có dấu hiệu bệnh, giảm 30% thức ăn cho tôm đồng thời sử dụng thuốc sát trùng để sát trùng ao. Trường hợp nước ao bị ô nhiễm nặng, cần tiến hành thay nước ao bằng nguồn nước đã được xử lý trước (lưu ý: nên thay nhiều lần, mỗi lần không quá 20% lượng nước để tránh tôm bị sốc);
Như vậy, Vĩnh Tâm vừa chia sẻ đến bà con một số kiến thức quan trọng về bệnh đường ruột trên tôm thẻ. Hy vọng qua bài viết này, bà con đã biết thêm cách phòng và điều trị bệnh cho tôm hiệu quả. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline: 0923 884 877 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0907 771 622 – 0987 632 531

Email: [email protected]

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

You may also like

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm

0931.79.11.33