Bí quyết nuôi tôm thẻ mật độ cao

FRESHLAB
Bí quyêt nuôi tôm thẻ mật độ cao

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ thế nào là phù hợp ? Nuôi tôm thẻ mật độ cao cần lưu ý những gì? Lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản và cần lưu ý những gì khi dùng để đạt được hiệu quả ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu về những tiện ích nổi bật mà công nghê vi sinh thuysanbio mang lại nhé!
Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng được nhiều bà con lựa chọn, đặc biệt là những vùng ven biển. Loại tôm này không những có thể nuôi ở nước lợ mà còn có thể nuôi cả ở nước ngọt với các mô hình khác nhau. Ngoài việc chuẩn bị và xử lý nước ao nuôi thì mật độ thả cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm.

Vậy nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ thế nào là phù hợp?

Trước khi thả tôm thẻ, bà con cần phải dọn sạch sẽ, sát trùng kỹ ao nuôi tôm và bón phân gây màu nước cho ao nuôi tôm. Điều chỉnh độ pH dao động từ 7 – 8,5, độ kiềm từ 100 – 150, khi thấy điều kiện ao đã phù hợp với các chỉ tiêu trên thì mới có thể tiến hành thả giống.

Thông thường, mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phụ thuộc vào điều kiện ao, độ sâu và hình thức nuôi, mỗi mô hình nuôi đều có mật độ thả khác nhau cho nên tùy thuộc vào tình hình ao nuôi mà ta lựa chọn mật độ thả khác nhau để tránh tình trạng tôm chậm lớn và dịch bệnh bùng phát. Khuyến cáo bà con nên thả với mật độ như sau:

  • Ao sâu dưới 1m đối với mô hình nuôi bán thâm canh thì bà con nên thả mật độ từ 10 – 15 con/ mét vuông.
  • Ao sâu trên 1,2 m đối với mô hình thâm canh thì bà con nên thả với mật độ từ 45 – 60 con/ mét vuông.
  • Trong trường hợp thả tôm với mật độ cao, ao sâu trên 1,4 m trở lên đối với hình thức nuôi siêu thâm canh có thể nuôi tôm ở mật độ cao từ 200 – 250 con/ mét vuông.

Tôm thẻ khi chuyển về cần phải được kiểm dịch, và điều chỉnh độ mặn, pH giữa túi đựng và ao nuôi. Để tôm trong túi đựng khoảng 30 phút dưới ao để tôm thích nghi với nhiệt độ môi trường rồi mới thả ra từ từ.

Sau khi thả nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố như độ mặn, độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước để có thể điều chỉnh kịp thời. Lắp đặt hệ thống quạt nước và cho chạy 24/24 từ tháng thứ 2 trở đi (trong trường hợp nuôi tôm thẻ với mật độ cao).

Bí quyêt nuôi tôm thẻ mật độ cao

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

Trong khi những người nuôi tôm có quy mô nhỏ tập trung dạng nuôi quảng canh cải tiến thì sau khi đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo lại ao hồ họ đã tiến hành nuôi mật độ cao và đạt được thành công lớn.

Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng từ 100 con/ m2 trở lên sẽ gặp phải nhiều trở ngại như tôm chậm lớn, kích cỡ không đồng đều, dịch bệnh sẽ xảy ra. Vì thế, anh Trường cũng như bà con muốn nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ

  • Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ có diện tích khoảng 4.600 m2, ao hình chữ nhật, đáy bùn cát, hệ thống cấp nước thuận lợi có thể chủ động về nguồn nước và vệ sinh.
  • Tiến hành nạo vét vệ sinh đáy ao, lấp đầy các hang lỗ do sinh vật như cua, cáy…
  • Phơi ao nuôi từ 7 – 10 ngày sau đó cấp nước vào ao sâu 6 cm (lọc kỹ loại bỏ tạp chất và cá nhỏ) rồi tiến hành bón phân tổng hợp, vi sinh trước 10 ngày để gây thức ăn tự nhiên cho tôm.
  • Duy trì nước ao có màu vàng lục, độ trong 26 – 30 cm.
  • Tạo dựng ao nuôi có hệ thống oxy cho đáy, lắp đặt hệ thống quạt nước tạo được các khu vực gom mùn bã, thức ăn dư thừa ở dưới đáy ao.

Chuẩn bị con giống

  • Chọn tôm giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh (cỡ khoảng 1cm), bà con ứng dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra các loại bệnh trên tôm thẻ. Đây là phương pháp giúp chuẩn đoán chính xác các loại bệnh một cách nhanh chóng.
  • Thả với số lượng khoảng 19.000 com, mật độ thả là 46,2 con/ m2.

Điều tiết chất nước

  • Trong 25 ngày đầu không thay nước để đảm bảo tôm phát triển ổn định với mực sâu khoảng từ 80 -120 cm.
  • Từ ngày 26 – 65 cho thêm nước vào ao nuôi, giữ mực nước sâu khoảng 120 – 150 cm.
  • Luôn giữ màu nước ổn định, đảm bảo thời gian quạt nước phải đảm bảo 24/24 khi nuôi từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch.

Cho tôm ăn hợp lý

  • Thức ăn cho tôm cần phải đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và mua ở những địa chỉ uy tín để giúp tôm sinh trưởng và phát triển đều đặn. Đặc biệt, cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát theo đúng quy định.
  • Trong giai đoạn đầu khi mới thả, bà con nên cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp loại nhỏ sau đó tăng dần kích cỡ, chia đều lượng thức ăn cho tôm ăn 1 ngày 4 lần vào thời điểm: 10h sáng, 2h chiều, 7h tối và 23h đêm.
  • Trong giai đoạn cuối vụ, cho tôm ăn 5 lần/ngày vào các thời điểm: 7h sáng, 11h trưa, 15h chiều, 19h tối và 23h đêm.

Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao rất dễ gây ra những dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh đốm đen, bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng,… vì thế, ngay từ đầu bà con cần phải nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng các vi sinh để diệt khuẩn, xử lý ao nuôi, đồng thời bổ sung thêm các loại chế phẩm tự nhiên, Vitamnin vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh chóng.

 

You may also like

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm

0931.79.11.33