Cách tăng giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm đơn giản

FRESHLAB
Cách tăng giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm đơn giản

Độ kiềm trong ao nuôi có ảnh hưởng đến quá trình lột xác, tốc độ tăng trưởng và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất tôm nuôi. Quản lý độ kiềm tốt, tôm sẽ phát triển khỏe mạnh, cho năng suất thu hoạch cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi tôm, độ kiềm thường bị biến đổi, do vậy bà con cần biết cách tăng/giảm kiềm ao nuôi tôm để xử lý kịp thời.

Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, độ pH & oxy hòa tan trong ao thường có dấu hiệu giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa kéo dài gây nhiều khó khăn cho đa số người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm. Trong nước mưa thường có tính axit do có nồng độ CO2 hòa tan cao, làm giảm pH của nước ao nuôi. Tuy nhiên, khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi do kiềm có khả năng trung hòa axit.

Những ảnh hưởng của độ kiềm trong ao nuôi tôm?

Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến tôm nuôi nhưng nó ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác nhau như pH, mật độ tảo, hàm lượng khí độc, kim loại nặng trong nước và quá trình lột xác của tôm nuôi.

  • Khi độ kiềm cao thì pH ít dao động nhưng khiến tôm chậm lớn, khó lột xác, vỏ cứng.
  • Khi độ kiềm thấp khiến độ pH biến động, tôm dễ bị stress, gây giảm ăn, giảm tăng trưởng và thậm chí có thể gây chết.
  • Độ kiềm thấp gây tình trạng mềm vỏ ở tôm sau lột xác, tôm yếu ớt và dễ bị sốc môi trường.

Độ kiềm thích hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng từ 100 – 150 ppm, đối với tôm sú từ 90 – 130 ppm. Ngoài ra ở mỗi giai đoạn tôm có những tiêu chuẩn về độ kiềm khác nhau, cụ thể:

Đối với môi trường nuôi tôm sú:

  • Tôm mới thả: 80-100ppm
  • 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
  • 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.

Đối với môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng:

  • Tôm mới thả: 100-120ppm
  • 45 ngày tuổi trở lên: 120-150ppm.
  • 90 ngày tuổi trở lên: 150-200 ppm.

Cách giúp kiểm tra nhanh độ kiềm ao nuôi tôm

Sử dụng bộ test kit Sera

  • Rửa lọ thủy tinh đựng mẫu nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5 ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài.
  • Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều (sau mỗi giọt), đến khi nước trong lọ chuyển từ vàng sang xanh thì dừng lại.
  • Đếm tổng số giọt thuốc thử đã nhỏ vào mẫu nước. Nhập vào bảng để xác định kết quả độ kiềm CaCO3.
  • Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Sử dụng máy đo độ kiềm HANNA

Cách tăng giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm đơn giản

Cách tăng giảm độ kiềm ao nuôi tôm:

Cách tăng độ kiềm

  • Loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh trong ao nuôi
  • Nếu ao nuôi bị đóng rong và nhiều tảo, dùng chế phẩm vi sinh cắt tảo, ổn định màu nước
  • Sử dụng vôi Dolomite liều lượng 20 – 30kg/1.000 m3 để tăng kiềm

Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Cách giảm độ kiềm

  • Tiến hành thay nước 3 lần 1 tuần, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao để làm giảm độ kiềm
  • Hạn chế bón vôi, thay vào đó có thể dùng EDTA để bón vào buổi tối với liều lượng 1kg/ 1000m2
  • Nếu ao nuôi không thể thay nước nên hạn chế quạt nước vào ban ngày, tiến hành xử lý cắt tảo cho ao nuôi và dùng các chế phẩm sinh học để phân hủy xác tảo, ổn định môi trường nước.
  • Sử dụng giấm ăn với liều 1 lít/ 1000 m khối nước, và đo lại độ kiềm sau 2 giờ, điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp

Ngoài độ kiềm, còn một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi khác bà con cần lưu ý như nhiệt độ, độ mặn, ph…Trong quá trình nuôi, hãy luôn chủ động theo dõi và kiểm soát chất lượng nguồn nước thật tốt để tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của tôm

Hy vọng những cách tăng/giảm kiềm ao nuôi tôm trên đây đã giúp bà con có thêm nhiều hướng xử lý hơn khi độ kiềm trong ao nuôi bị biến đổi. Ngoài ra, cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất,… vào thức ăn để giúp tôm tăng cường sức đề kháng, hạn chế bị ảnh hưởng trong điều kiện môi trường bất lợi.

You may also like

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm

0931.79.11.33