Việc kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Với cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng dưới đây sẽ giúp bà con nuôi tôm điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất nuôi tôm thẻ chân trắng. Chính vì vậy, cách cho tôm thẻ chân trắng ăn đúng cách là một điều vô cùng quan trọng. Mỗi giai đoạn phát triển của tôm thẻ lại cần lượng và các loại thức ăn phù hợp khác nhau. Cho tôm thẻ thân trắng ăn đúng cách là cho vừa đủ lượng thức ăn được chế biến đúng thành phần, đủ chất đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, đảm bảo vệ sinh…
Phân tích dữ liệu tăng trưởng chỉ ra rằng mức protein thô (đạm) trong khẩu phần ăn tối ưu là 34.5, 35.6 và 32.2% đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương cỡ nhỏ, trung bình và cỡ lớn (giai đoạn tôm giống, đang trong giao đoạn phát triển và trưởng thành). Khi lượng đạm tăng lên 40 – 50% hiệu quả tăng trưởng sẽ giảm đi và nước nhanh trở nên ô nhiễm hơn.
Contents
Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Hiện tại có 3 loại thức ăn chính dành cho tôm thẻ chân trắng:
- Thức ăn công nghiệp được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm
- Thức ăn tự nhiên bao gồm các động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ dưới nước
- Thức ăn tự chế được làm từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, các chế phụ phẩm trong nông nghiệp.
Khi thả tôm thẻ chân trắng từ 7 đến 10 ngày, cho tôm ăn cách bờ 2 – 4m, thức ăn ở giai đoạn này là bột mịn, vì vậy cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi mới tạt xuống ao nuôi.
Từ ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để cho tôm quen và dễ có cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng dư. khi sàng nên đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m, sau cách quạt nước khoảng 12 – 15cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000m2 đặt một sàng. Sau 15 ngày, có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khỏe cho tôm.
Cho tôm thẻ chân trắng ăn trong tháng đầu tiên
Vì ở tháng nuôi đầu chưa xác định được tỉ lệ sống của tôm cũng như sức ăn nên nếu cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, số lượng cho ăn nên ít hơn khuyến cáo của nhà cung cấp. Dựa vào bảng tính phía dưới để kiểm soát lượng thức ăn trong tháng đầu tiên cho phù hợp. Số cữ cho ăn nên được chia làm 4 – 5 cử/ ngày.
Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả
Thức ăn có chất lượng tốt nhưng phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm, không thừa, không thiếu để có thể thúc đẩy tôm lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường nuôi tôm đảm bảo, không gây ô nhiễm. Để có cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hợp lý nhất cần nắm vững 5 đặc điểm sau:
- Số lượng tôm có trong ao nuôi
- Kích cỡ của tôm thẻ chân trắng
- Tình trạng sức khỏe của tôm và tình hình lột xác của tôm
- Chất lượng nước ao nuôi
- Thao dõi được tình hình dùng thuốc của tôm
Sau nửa tháng đầu tiên, thực hiện cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khỏe cho tôm. Thông thường khi tôm ăn thức ăn công nghiệp đường ruột sẽ có màu nâu đen, khi đường ruột tôm bị đen chứng tỏ lượng thức ăn thiếu => tôm sẽ ăn mùn bả hữu cơ hoặc phân chính nó.
Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng theo trọng lượng cơ thể
Khác với tôm sú, tôm thẻ thân trắng có nhu cầu đạm tháp cao hơn, nhưng tôm thẻ chân trắng có thể ăn nhiều bữa trong một ngày, nếu thức ăn không đủ sẽ khiến tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều. Do đó, quý bà con nên cho tôm thẻ thân trắng ăn đúng số lượng theo đúng trọng lượng cơ thể, cụ thể có thể theo dõi bảng hướng dẫn cho tôm thẻ chân trắng ăn như sau:

Bảng hướng dẫn cho tôm thẻ chân trắng ăn
Tính toán lượng thức ăn từ tháng thứ 2 trở đi
Việc cho ăn ở những giai đoạn sau cần được tính toán kỹ lưỡng để mang lại hiệu suất cao nhất. Các thông số cần nắm để có thể xác định lượng thức ăn cho ăn: số lượng thả giống (con), số lượng tôm trung bình (con/kg), tỉ lệ sống (mật độ tôm còn lại).
Thức ăn sau khi cho vào sàng thì cần kiểm tra sau từ 2 – 3 tiếng tùy vào từng độ tuổi của tôm nuôi. Việc làm này rất quan trọng giúp bà con điều chỉnh được lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của tôm thẻ thân trắng. Khi lượng thức ăn dư thừa bà con nuôi tôm cần điều chỉnh lại như sau:
Nếu hết thức ăn trong 2 ngày liền tăng lượng thức ăn lên 10 – 20%
Nếu tôm không sử dụng hết thức ăn hoặc khi đã thay bằng các thức ăn khác nên kiểm tra ruột tôm, phân tôm, giảm thức ăn từ 30 – 50 %, khi tôm chưa lột vỏ định kỳ 10 – 15 ngày, nên ngừng cho tôm ăn thức ăn rơi vãi dưới đáy hồ. Do đó sẽ giảm lượng thức ăn thừa dưới đáy hồ, còn có thể cải thiện được chất lượng nước.
Nếu ngày nào trời nắng đẹp, tảo phát triển mạnh thức ăn trong tự nhiên phong phú kiểm tra ruột tôm thấy lượng thức ăn tự nhiên cao hơn. Còn khi môi trường sống thay đổi đột ngột, xuất hiện khí amoniac tăng lên thì nên ngừng cho ăn 1 -2 ngày, kết hợp với cho thức ăn vào nhá để kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm thẻ để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhất.
Tổng lượng thức ăn tính được chia làm 4 thời điểm cho ăn:
- Lần 1: cho ăn vào lúc 8h30 sáng (25%)
- Lần 2: cho ăn vào lúc 13h chiều (20%)
- Lần 3: cho ăn vào lúc 17h30 chiều (25%)
- Lần 4: cho ăn vào 20h tối (30%)
Cách điều chỉnh lượng thức ăn tôm thẻ theo điều kiện thực tế
Thức ăn sau khi cho vào sàng/nhá nên được kiểm tra sau mỗi 2 – 3 tiếng. Việc kiểm tra là cần thiết, giúp bà con điều chỉnh được lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của tôm thẻ thân trắng. Khi lượng thức ăn dư thừa người nuôi tôm cần điều chỉnh lại như sau:
Giả sử mỗi ngày tổng lượng thức ăn là 100kg:
Bảng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn
Kiểm tra thức ăn trong sàn/nhá | Cách xử lý thức ăn cho lần sau |
---|---|
Nếu tôm ăn hết | Tăng 5kg cho lần ăn sau (5%) |
Còn dư 8 – 10kg | Không cho thêm |
Dư khoảng 15 – 25kg | Giảm bớt 10kg cho lần ăn sau (10%) |
Dư từ 40 – 50kg | Giảm bớt 30kg cho lần ăn sau (30%) |
Còn nhiều hơn 50kg | Ngưng cho ăn |
Tôm thẻ chân trắng có vỏ trắng trong và mỏng nên quan sát tôm ăn no hay chưa rất dễ dàng. Chúng có đường ruột đầy chứ ít khi bị rỗng, do vậy khi quan sát thấy tôm rỗng ruột thì cần kiểm tra các chỉ số khác vì có thể tôm đang mắc bệnh bỏ ăn. Quan sát màu thức ăn trong đường ruột tôm sẽ góp phần đánh giá được cần phải tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần sau.
Cần chú ý đến độ đạm trong cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Ngoài cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng, thì bà con nuôi tôm nên quan tâm đến độ đạm của thức ăn. Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là ăn liên tục nên bà con cần thường xuyên quan sát tôm nếu thấy tôm quá mập nên ngừng cho ăn một vài bữa hoặc giảm lượng thức ăn còn 70 – 80% để tôm có thân hình đẹp. Giai đoạn tôm từ 1 – 40 ngày nên dùng thức ăn có hàm lượng protein cao 40 – 50%. Còn sau 40 ngày trở đi thì cho tôm ăn thức ăn có hàm lượng protein từ 30-35%.
Sau khi thả tôm được khoảng 30 ngày cần tiến hành bắt tôm để kiểm tra được trọng lượng tôm, so sánh trọng lượng tôm với trọng lượng bảng hướng dẫn cho tôm ăn sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng tôm.