Bên cạnh các vấn đề về dịch bệnh, con giống… thì khí độc vẫn đang nỗi trăn trở của bà con trong mỗi vụ nuôi. Bởi vì chúng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc thậm chí là chết hàng loạt. Ấy vậy mà tình trạng này rất hay xảy ra gây ảnh hưởng và tổn thất cho người nuôi trồng. Vậy chúng xuất phát từ đâu và giải pháp nào cho vấn đề trên. Hãy cùng BioFix tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc hình thành
Khí độc NH3 và NO2 có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do khí độc NO2 trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2. Hoặc cũng có thể do NO2 đã tồn tại sẵn trong nước cấp.
Khí NH3
Được sản sinh chủ yếu từ thành phần đạm có trong nguồn thức ăn thủy sản. Vì lượng thức ăn dư thừa sẽ hòa tan trong nước và phân hủy thành NH3 sau 1 khoảng thời gian. Nếu hàm lượng đạm vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, tôm chỉ hấp thụ khoảng 25% lượng thức ăn. Phần còn lại sẽ chuyển hóa thành chất bài tiết vào nước. Điều này thể hiện rằng, tôm ăn càng nhiều chất đào thải ra càng nhiều. Đây cũng là nguyên nhân sản sinh khí độc trong ao.
Ngoài ra, xác tôm, xác tảo… sau khi chết cũng sẽ phân hủy và tạo ra lượng khí độc đáng kể.
Khí NO2
Nguyên nhân chính dẫn đến việc sản sinh khí NO2, do khí độc NO3 trong ao bị phân hủy thành NO2. Hoặc do hàm lượng Oxy hòa tan trong ao thấp, khiến chu trình Nitrat hóa chậm làm tăng khí NO2 tăng cao.
Bên cạnh đó, thời tiết cũng là nguyên nhân sinh ra khí nito dioxit độc hại. Vì nước mưa chứa nhiều axit làm giảm sâu giá trị pH, độ mặn thấp, thúc đẩy độc tính NO2 cao.
Ảnh hưởng đến ao nuôi tôm
Khí NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm là nỗi lo lắng của người nuôi vì mang đến một số tác hại như:
– Rối loạn quá trình sinh lý cũng như ức chế thần kinh ở tôm: như đã nêu ở trên, thì khi bài tiết, tôm sẽ thải NH3 ra ngoài. Nếu lượng NH3 ở ngoài môi trường cao hơn sẽ làm ảnh hưởng đến cơ chế thẩm thấu của tôm. Hơn thế nữa, khi NH3 có xu hướng khuếch tán ngược vào trong máu sẽ làm bất hoạt một số enzyme cũng như ngăn cản quá trình đào thải CO2 trong máu, thay đổi thành phần máu.
– Tăng tính mẫn cảm ở tôm với môi trường do hàm lượng chất độc cao. Làm giảm khả năng kháng bệnh, kén ăn cũng như sự tăng trưởng ở tôm. Đặc biệt là khi nếu NO2 tăng cao sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm. Gây mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu và mắc các bệnh như: bệnh phân trắng, bệnh gan tụy trên tôm, đốm trắng, hoại tử cơ,… hoặc chết khi sốc môi trường.
– Tác hại khác mà khí độc NO2/NH3 gây ra là rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu. Với các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ.
Một số các biểu hiện khác: nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước…
Giải pháp
Hiện nay có rất nhiều giải pháp cho vấn đề trên:
Tiến hành bón vôi quanh ao để hạn chế biến đổi môi trường ao nuôi khi trời mưa to. Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm… Tuy nhiên, bà con có thể sử dụng chế phẩm vi sinh BioFix AQT để giải quyết vấn đề trên. Bởi vì:
Thành phần có trong sản phẩm là các chủng vi sinh: Bacillus sp, Bacillus subtilis… và Enzyme hoạt tính: Protease, Amylase,Lipase… giúp giúp thúc đẩy quá trình phân hủy các chất thải và thức ăn thừa có trong ao. Qua đó, kiểm soát được lượng khí độc phát sinh trong ao xuất phát từ thức ăn thừa, chất bài tiết.
Bên cạnh đó, BioFix AQT còn giúp bổ sung các chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa của thủy sản. Hỗ trợ tăng cường đề kháng và giảm ảnh hưởng của vi sinh vật hay độc tố.