Lạm dụng kháng sinh – gây tác hại thế nào?

FRESHLAB
Lạm dụng kháng sinh - gây tác hại thế nào?

Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, việc sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường và thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi, mật độ nuôi càng cao thì mức độ sử dụng thuốc, hóa chất càng nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nuôi lạm dụng kháng sinh trong thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường không đúng kỹ thuật nên không đạt hiệu quả như mong đợi. Việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi trong nuôi trồng thủy sản có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: gây độc, biến đổi hệ vi khuẩn của người tiêu dùng hoặc làm cho người tiêu dùng cũng bị kháng thuốc.

Nuôi trồng thuỷ sản đang đối diện với những khó khăn do việc dùng lạm dụng hoá chất, kháng sinh gây ra.

Kháng sinh là gì?

  • Kháng sinh là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất từ vi sinh vật (thường là vi nấm) có tác dụng chống vi khuẩn.
  • Thông thường, thuốc kháng sinh được sử dụng để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách, bao gồm cả liều lượng và loại kháng sinh sử dụng đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thuỷ sản.
  • Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng này là việc sử dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ được phối trộn trong thức ăn của thuỷ sản với mục đích được bà con cho là kích thích tăng trưởng và phòng bệnh, đây là một nhận thức sai lầm về sử dụng kháng sinh.

Lạm dụng kháng sinh - gây tác hại thế nào?

Lạm dụng kháng sinh bừa bãi trong việc điều trị bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi: lạm dụng kháng sinh để phòng ngừa bệnh khiến cho tôm chậm lớn, hệ vi khuẩn đường ruột kém làm tăng hệ số FCR (hệ số thức ăn) làm tăng giá thành sản xuất tôm, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Lạm dụng kháng sinh để giúp tôm vượt qua nguy cơ nhiễm bệnh nhưng mang lại hậu quả nghiêm trọng cho con người: người sử dụng sản phẩm thủy sản mang dư lượng kháng sinh tồn đọng, gây lờn kháng sinh và gây các bệnh lý nguy hiểm cho người

Lạm dụng kháng sinh khiến cho các quy định xuất khẩu tôm, cá thêm phức tạp vì yêu cầu tôm, cá sạch và không mang dư lượng kháng sinh. Khiến cho thương lái ép giá tôm, cá của bà con làm thu nhập giảm, tôm nhiễm kháng sinh có thể không xuất khẩu được khiến tôm ùn ứ làm giá trị tôm đầu ra giảm, thu nhập giảm đi. Vì vậy, vấn đề lạm dụng kháng sinh hết sức cần chú tâm và quản lý chặt chẽ.

Thẳng thắng đối diện thực trạng

Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh tại các trang trại đại loại là:

– Phối hợp cùng lúc 2, thậm chí 3 loại kháng sinh để điều trị bệnh nhưng không nắm rõ cơ chế phối hợp thuốc, hay hoạt tính dược lực, chỉ định sử dụng,… đặc biệt là tương tác thuốc giữa các nhóm kháng sinh, đề kháng kháng sinh, thu hẹp phổ kháng khuẩn.

– Liều dùng tăng dần ở lần điều trị sau, khi điều trị bệnh lần đầu chưa thuyên giảm.

– Tần suất sử dụng liên tục trong ngày, như một thói quen trong quá trình nuôi.

– Thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài, không tập trung giải độc, phục hồi gan, hệ tiêu hoá sau khi sử dụng. Điều này gây khó khăn cho cơ chế tiết enzym tiêu hoá, giảm chức năng tiêu hoá, hấp thu, chuyển hoá thức ăn, biến dưỡng protein của gan.

Ngoài những kháng sinh chuyên biệt dùng trong nuôi thuỷ sản, người nuôi còn sử dụng kháng sinh dùng cho người, kháng sinh nguyên liệu, kháng sinh không rõ nguồn gốc, kháng sinh cấm… Tác động tiêu cực đến tôm, cá: Gây chậm lớn, chai còi, dị hình, dị tật, ảnh hưởng tỷ lệ sống.

Lạm dụng kháng sinh và mối nguy khôn lường

Sử dụng kháng sinh thường xuyên với liều và tần suất sử dụng tăng dần, gây lờn thuốc ở vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự hình thành các chủng gây bệnh mới, có khả năng đề kháng kháng sinh, xuất phát từ việc dùng lạm dụng kháng sinh, hậu quả làm tăng tỷ lệ cá, tôm nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ sống.

Lạm dụng kháng sinh - gây tác hại thế nào?

Sử dụng kháng sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, dư lượng tồn lưu trong cơ thể cá, tôm, giảm giá trị hàng hoá khi xuất bán, khó khăn mở rộng thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Hạn chế dùng kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp, do giới hạn hiệu quả tác động lên chủng gây bệnh. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đủ liệu trình. Cập nhật thông tin về tình hình dịch tễ, khả năng nhạy cảm kháng sinh của hệ vi khuẩn, để có kế hoạch sử dụng kháng sinh hiệu quả. Bà con nên hạn chế kết hợp nhiều loại kháng sinh trong điều trị bệnh tôm, cá. Tránh hình thành chủng gây bệnh mới, chủng gây bệnh kháng thuốc. Bà con không nên sử dụng kháng sinh, kết hợp với vi sinh, vì kháng sinh sẽ tiêu diệt vi sinh vật hữu ích, điều đó gây lãng phí, không phát huy được vai trò của vi sinh.

Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cá, tôm, bà con nên đồng bộ các biện pháp hỗ trợ kèm theo. Thời gian dùng kháng sinh không quá 5 ngày, sau thời gian dùng kháng sinh, cần phải bổ sung chất giải độc gan như Sorbitol, Methionine, Choline, Inositol. Sau khi giải độc gan, hỗ trợ thêm chất tăng cường đề kháng như Beta glucan, Lipopolysaccharide, Peptidoglycan, vitamin C, B12…Bổ sung Enzyme tiêu hoá, vi sinh đường ruột, phục hồi lại hệ sinh có lợi trong đường tiêu hoá cho cá, tôm. Ổn định các thông số môi trường, hạn chế các thông số này biến động, gây sốc cho tôm, cá.

Hạn chế kháng sinh trong thủy sản bằng phương pháp sinh học

Để hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản thì bà con nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn khởi đầu như: chuẩn bị ao, xử lý nước, chọn con giống,…

  • Giai đoạn đầu bà con có thể vệ sinh ao nuôi, xử lý nguồn nước vào để hạn chế nhất mầm bệnh tiềm ẩn trong ao. Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn mức độ nhẹ để diệt vi khuẩn gây hại tồn tại trong ao, sau khi cấp nước vào có thể sử dụng lại vi sinh để cấy lại hệ vi sinh cho ao nuôi.
  • Giai đoạn nuôi bà con có thể diệt khuẩn định kì bằng các sản phẩm có thành phần là gốc muối diệt khuẩn như iodine, nano bạc, thuốc tím,…và bổ sung vitamin C, men tiêu hóa cho tôm, cá có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng vượt qua dịch bệnh.
  • Giai đoạn cuối vụ đến khi gần thu hoạch: lượng thức ăn cung cấp xuống cho tôm, cá tăng cao nên nảy sinh ra khí độc NO2, H2S, NH3. Ở giai đoạn này bà con cần chú ý đến vấn đề khí độc và bổ sung các loại vi sinh có thể xử lý hạn chế vấn đề khí độc cũng như thay nước nếu có thể để hạn chế tối đa vấn đề dịch bịch bùng phát khiến cho tôm, cá nhiễm bệnh và chúng ta lại lạm dụng kháng sinh để chữa bệnh.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong thủy sản

Để hạn chế việc vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong thủy sản, chúng ta nên sử dụng một cách hợp lý:

  • Không sử dụng kháng sinh quá liều hoặc sử dụng khi chưa thấy biểu hiện bệnh.
  • Luôn đặt khâu vô trùng và diệt khuẩn lên hàng đầu để hạn chế lây lan mầm bệnh. Hạn chế sử dụng kháng sinh khi không cần thiết
  • Chỉ dùng khi điều trị bệnh do nhiễm vi khuẩn (không dùng điều trị bệnh virus gây ra)

Phương pháp lựa chọn kháng sinh trong thủy sản phù hợp

  • Kháng sinh như tên gọi của nó có nghĩa là chống lại các vi sinh vật, cụ thể là vi khuẩn. Vì vậy, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn. Kháng sinh không điều trị các bệnh do vi-rút hoặc nấm.
  • Sử dụng kháng sinh đúng với loại vi khuẩn muốn hạn chế. Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và đúng thời gian để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Lựa chọn những loại kháng sinh được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng trong thủy sản và nuôi tôm…Tránh sử dụng những loại kháng sinh lạ.
  • Chọn kháng sinh phổ hẹp. Hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể gây nhờn thuốc

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline: 0907 771 622 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133

Email: [email protected]

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

YOUTUBE: BIOFIX VIỆT NAM

You may also like

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm

0931.79.11.33