Độ pH trong nước là một yếu tố vô cùng quan trọng, phần nào quyết định sức khỏe của tôm nuôi. Tuy nhiên, pH cũng là yếu tố bị biến động nhiều nhất, gây nhiều khó khăn cho quá trình xử lý. Để có những biện pháp phù hợp nhằm ổn định pH phải hiểu rõ pH thay đổi thường xuyên là do những nguyên nhân nào?
Độ pH | Ảnh hưởng |
>4 | Điểm acid chết tôm cá |
4-6 | Tăng trưởng chậm |
6-9 | Tốt nhất cho tăng trưởng |
9-11 | Tăng trưởng chậm |
>11 | Điểm kiềm chết tôm cá |
Thông thường độ pH trong ao tôm cá không đạt đến ngưỡng gây chết nhưng vẫn là nguồn gốc của 5 vấn đề khác:
- Tác động cộng hưởng với những tác nhân khác: khi độ pH trong ao tôm tăng cao, gia tăng tính độc của Amoni (NH4/NH3) và Nitrit (NO2). Khi độ pH hạ thấp, hàm lượng H2S sinh ra nhiều hơn gây độc cho tôm cá
- Sự thay đổi độ pH độ ngột dù nằm trong ngưỡng cho phép có thể gây nguy hiểm cho tôm cá. Do độ pH thay đổi sẽ làm giảm khả năng cân bằng áp suất thẩm thấu. Từ đó làm tôm cá thích ứng kém với sự thay đổi của độ mặn.
- Do pH có ảnh hưởng lên mang nên khi độ pH trong ao thấp, cá tôm thường gia tăng cường độ hô hấp (có thể nhầm lẫn với triệu chứng thiếu oxy). Trong trường hợp không lấy đủ lượng oxy cần thiết, cá tôm sẽ giảm bơi lội và sau đó có khả năng chết.
- Khi độ pH cao tôm cá không thể thải trực tiếp amonia (NH4/NH3), chuyển đổi thành urea và tôm cá cần nhiều năng lượng hơn.
- Khi độ pH cao hay thấp hơn ngưỡng cho phép, sẽ làm cho tôm cá mất cân bằng áp suất thẩm thấu. Suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang, làm tổn thương da, vây và mang. Các phản ứng hóa học gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong nước liên quan đến độ pH tăng cao hay giảm thấp. Tôm cá có khả năng stress khi độ pH thay đổi cao.
Contents
Môi trường độ pH trong ao ảnh hưởng đến tôm cá như thế nào?
Giai đoạn thả tôm cá, sang ao
Khi tôm cá được chuyển từ môi trường này sang môi trường khác có độ pH khác biệt lớn (ví dụ khi mới thả tôm, sang tôm…) thì tôm cá vẫn bị sốc hay chết mặc dù độ pH ở hai môi trường vẫn trong khoảng thích hợp. Trong ao tôm độ pH thay đổi trong 1 ngày đêm không nên quá 1 dù nằm trong khoảng tối ưu.
Để giảm sốc độ pH thì chênh lệch độ pH chỉ trong khoảng 0.5. Tốt nhất phải test tôm trước khi thả. Múc nước ao vào thùng xốp, đổ tôm ra 1 cái thau khác. Rồi vớt tôm cho vào thùng xốp xem thử mức độ sốc ra sao rồi hãy thả tôm.
Độ pH ảnh hưởng đến quá trình phản ứng hóa học trong nước
Trong môi trường có pH thấp không gây chết cá. Nhưng nó làm giảm lượng phospho vô cơ hòa tan và CO2 trong nước cần thiết cho sự phát triển của phiêu sinh vật. Trong các hình thức nuôi tôm cá thâm canh, lượng Amonia thường rất cao. Nếu pH trong ao cao, lượng amonia không ion mang tính độc sẽ gia tăng.
Ngoài ra khi độ pH cao, kết tủa của phosphate trong phân bón cũng gia tăng làm giảm hiệu quả bón phân cho ao. pH thấp hơn 6 sẽ làm giảm quá trình Nitrat hóa làm hệ thống lọc sinh học không hiệu quả.
Giải pháp ổn định độ pH
Việc trước hết cần phải làm là thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao, để biết được độ pH có dao động trong khoảng tối ưu của tôm hay không mà xử lý cho phù hợp. Chạy quạt định kỳ trong ngày, mật độ thả phải phù hợp cho hàm lượng oxy trong ao.
Nên thường xuyên bổ sung men vi sinh xử lý nước, vừa cải thiện chất lượng môi trường nước và giúp cân bằng sinh học và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên. Thêm nửa là cần quan tâm chặt chẽ đến độ độc của NH3 và H2S. Dùng BioFix Amonia vừa hấp thu khí độc hiệu quả vừa giúp giảm mùi hôi do tảo tàn hay đáy ao quá dơ, cấp cứu nhanh chóng khi tôm nổi đầu và giảm sốc vào buổi trưa nắng.
Những biện pháp gián tiếp nhưng cũng vô cùng quan trọng đó là điều chỉnh lượng cho ăn cân đối, không quá dư thừa, việc chất dinh dưỡng dư thừa sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy cho môi trường nuôi cũng như sức khỏe tôm. Định kỳ trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm men tiêu hóa để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở tôm. Sử dụng các biện pháp an toàn như dùng vôi để nâng độ pH hoặc hạ độ pH thông qua việc giảm mật độ tảo, chất hữu cơ tích lũy ở đáy ao.