Nước thải nuôi trồng thuỷ sản cũng được xếp vào dạng thành phần có dư lượng chất hữu cơ cao. Dư lượng đó xuất phát từ thức ăn tôm, khoáng và vi lượng bón vào ao. Một trong những chất hữu cơ đặc biệt có nhiều và khó xử lý nhất là amoni.
Contents
Phân biệt các hợp chất nito trong nước thải nuôi trồng thuỷ sản?
Hợp chất nitơ thường xuất hiện là amoni (NH3) và ammonium (NH4 +). Tuy nhiên các phương pháp đo nồng độ nitơ amoniac không phân biệt giữa hai dạng. Kết quả thường là nồng độ nitơ tạo ra từ nitơ trong amoniac (NH3-N) và amoni (NH4 + -N) kết hợp.
Hai dạng nitơ tồn tại ở trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ nước:
NH3 + H + = NH4 +
cũng có thể được viết là
NH3 + H2O = NH4 ++ OH–.
Khi nồng độ ion hydro (H +) giảm, nồng độ của ion hydroxit (OH–) pH tăng, thì tỷ lệ amoni trong bể tăng. nhiệt độ tăng cao hơn sẽ kéo theo mùi amoniac hình thành.
Tỷ lệ amoni rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. NH3 thường có khả năng gây hại cho động vật nuôi. Nhưng khi được chuyển thành NH4+, lượng độc tố lại giảm và hầu như có thể duy trì được.
Tại sao nước thải nuôi trồng thủy sản có nhiều amoni?
Các nguồn chủ yếu của amoni trong ao nuôi thủy sản là phân bón và thức ăn. Amoni có trong chất thải từ quá trình chuyển hóa protein, và sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật. Nồng độ amoni có xu hướng tăng khi đầu vào thức ăn tăng để đáp ứng với sản lượng lớn hơn.
Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản có dịch máu cá chứa lượng Protein cao, khi thủy phân sẽ tạo thành NH3. Đây là nguyên nhân khiến nước thải thủy sản có mức NH3 cao quá mức.
Cách xử lý amonia trong nước thải nuôi trồng thủy sản
Hai cách chính bao gồm:
Dựa vào sự hấp thụ amoni của thực vật phù du.
Các thực vật phù du như tảo hấp thụ amoni một cách tự nhiên nên cần duy trì lượng tảo vừa đủ. Tuy nhiên cách này sẽ trở nên khó kiểm soát khi ao xảy ra phú dưỡng. Lúc này tảo sẽ sinh sôi và cạnh tranh oxy với các sinh vật khác.
Quá trình oxy hóa nitơ amoniac thành nitrat bởi vi khuẩn nitrat hóa.
Hai chủng vi khuẩn nitrat hoá thường gặp là Nitrosomonas sp. và nitrobacter sp. Đây là quá trình oxy hóa amoni thành hydroxylamine, sau đó chuyển thành nitrite, được thực hiện bởi vi khuẩn Nitrosomonas.
Sau đó nitrobacter oxy hóa nitrit thành nitrat ít độc hại hơn trong ao tôm. Cách này dễ kiểm soát hơn nhờ việc thêm/bớt các chủng khuẩn này từ men vi sinh BioFix AQT hoặc BioFix Ammonia.
Trong trường hợp khẩn cấp với nồng độ amoni cao, xả ao với tốc độ 30 đến 50% thể tích ao mỗi ngày có thể loại bỏ amoni.
Trong các hệ thống tuần hoàn nước, lắp thêm bộ lọc sinh học để loại bỏ amoni. Điều quan trọng là giữ oxy hòa tan ở nồng độ trên 3 đến 4 mg / L trong bộ lọc để tránh giảm tốc độ nitrat hóa.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM
Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM
Hotline: 0907 771 622 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133
Email: [email protected]
Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường
Youtube: BIOFIX VIỆT NAM