Top 5 tác hại của chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý hiệu quả

FRESHLAB
Top 5 tác hại của chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý hiệu quả

Ở nước ta, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng song song với đó người nuôi cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm. Việc xử lý chất thải trong ao là công việc luôn được quan tâm hàng đầu của người nuôi, nhằm đảm bảo cho ao nuôi được đảm bảo chất lượng và giúp vật nuôi phát triển một cách khỏe mạnh, mang lại hiệu quả nhất.

Chất thải hữu cơ xuất hiện trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ

Chất thải hữu cơ xuất hiện trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ

Nguyên nhân xuất hiện chất thải hữu cơ trong ao tôm

Chất thải hữu cơ trong nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả về tác động tự nhiên lẫn tác động từ con người, cụ thể:

  • Dòng chảy của nước làm cho đất ao bị xói mòn
  • Đất bờ ao bị rửa trôi
  • Thức ăn tôm dư thừa tích tụ dưới đáy ao
  • Phân tôm thải ra môi trường ao nuôi
  • Xác chết của nhiều loại phiêu sinh vật
  • Cặn bã dư thừa của các loại vôi và khoáng chất
  • Các chất lơ lửng có trong nguồn nước cấp

VẤN ĐỀ CHẤT THẢI TRONG AO TÔM VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ • Tin Cậy 2022

Thức ăn dư thừa là nguồn gốc hình thành chất thải hữu cơ trong nuôi tôm

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong ao nuôi thâm canh thì lượng thức ăn dư thừa và phân tôm là các loại chất thải hữu cơ gặp nhiều nhất trong ao. Có tới 64% tổng đạm và 77% tổng lân từ thức ăn được thải ra môi trường nước ở dạng hòa tan và không hòa tan.

Những hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì lượng chất thải hữu cơ sẽ tích tụ càng nhiều, cho nên người nuôi cần phải có sự quản lý chặt chẽ sự tồn lưu các chất thải hữu cơ trong ao.

Những tác hại tiềm ẩn của chất thải hữu cơ trong ao tôm

Với một khối lượng lớn các chất thải tích tụ trong ao sẽ làm tăng nhu cầu oxy và gây cạn kiệt oxy ở đáy ao, khiến vật nuôi bị căng thẳng và dễ nhiễm bệnh. Đồng thời, khi chất thải phân hủy cũng làm tiêu hao một lượng lớn ôxy trong ao, từ đó làm lượng khí độc tăng lên, tôm, cá bị thiếu khí, gây sốc thậm chí là chết hàng loạt.

Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển

Đối với ao đất, khi lượng chất thải hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Lúc này, các loại tảo lam sẽ phát triển mạnh thay thế cho các loại tảo có lợi (tảo silic) gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ao nuôi.

Tích lũy khí độc trong ao nuôi

Chất thải hữu cơ trong ao tôm sẽ làm ra tăng nồng độ khí NH3 và H2S trong ao nuôi tôm. NH3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy đạm có trong chất thải hữu cơ ở điều kiện thiếu khí và yếm khí. H2S sinh ra từ các chất thải hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí.

Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi với nồng độ cao, chúng ta có thể nhận biết bằng đặc điểm có mùi trứng thối gây độc cho tôm và làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ.

Tìm hiểu nhanh: Cách xử lý khí độc hiệu quả

Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm nuôi. Nếu ao có chất thải hữu cơ cao thì sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Bởi vì, quá trình phân hủy chất thải phải cần một lượng oxy hòa tan vừa đủ.

Ô nhiễm môi trường

Nguồn chất thải hữu cơ trong ao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây ô nhiễm môi trường khi nước thải rò rỉ ra bên ngoài.

Gây bệnh cho tôm

Chất lượng nước suy giảm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm nuôi như giảm ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém. Ngoài việc phát sinh ra khí độc, giảm hàm lượng oxy thì chất thải hữu cơ còn là nguyên nhân gây bệnh tôm. Một số bệnh thường gặp trên tôm như: bệnh đen mang, mang tôm bị teo, mòn đuôi, cụt râu,… Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, yếu dần, thậm chí gây chết nếu không khắc phục kịp thời.

Bệnh đen mang trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị bệnh

Chất thải hữu cơ gây bệnh đen mang trên tôm

Quản lý chất thải hữu cơ trong ao tôm hiệu quả

Ðể hạn chế sự tích lượng chất thải trong ao nuôi tôm chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chuẩn bị ao kỹ

Ðể tránh hiện tượng chất thải hữu cơ từ vụ nuôi trước ảnh hưởng cho vụ nuôi sau, trước khi thả tôm chúng ta phải tiến hành dọn sạch chất thải bằng các phương pháp cải tạo ướt hoặc cải tạo khô tùy theo từng điều kiện ao nuôi. Ðối với trường hợp cải tạo ướt thường không tẩy dọn triệt để chất thải nên ngoài việc sử dụng vôi, trước khi thả tôm ta phải sử dụng thêm một số loại chế phẩm sinh học để tăng cường làm sạch đáy ao.

Quản lý sự xói mòn do dòng chảy của nước

Sự xói mòn do dòng chảy của nước chủ yếu do hoạt động của hệ thống mày quạt nước, sự xói mòn từ bờ ao khi trời mưa, sự xói mòn này thường xảy ra ở những hệ thống ao nuôi mới xây dựng. Ðể khắc phục hiện tượng này, trước khi nuôi tôm đối với những ao mới xây dựng cần phải rửa ao nhiều lần, gia cố bờ chắc chắn. Ðặt hệ thống quạt nước sao cho dòng chảy trong ao điều hòa đảm bảo chất thải gom tụ lại ở giữa ao và tạo ra được tỷ lệ diện tích đáy ao sạch là cao nhất.

Quản lý thức ăn

Trong hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh thì việc chọn loại thức ăn và quản lý tốt lượng thức ăn sử dụng trong ao nuôi có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại của chất thải hữu cơ vì chất lượng thức ăn kém dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt cao, hoặc do độ tan rả thức ăn trong nước lớn làm cho tôm không sử dụng hết thức ăn, hoặc do việc điều chỉnh thức ăn không phù hợp, vị trí cho tôm ăn không phù hợp sẽ dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao. Ðể làm tốt điều này cần phải chọn loại thức ăn có chất lượng cao và sử dụng thức ăn cho tôm nuôi một cách hợp lý, tránh hiện tượng thừa thức ăn.

Quản lý tốt màu nước ao nuôi

Ðây là một công việc hết sức cần thiết bởi một trong những vai trò tích cực của tảo là làm tăng chất lượng nước, giảm các khí độc tồn tại trong ao. Tuy nhiên việc duy trì được màu tảo tốt trong ao nuôi là một công việc không mấy dễ dàng, đòi hỏi người nuôi tôm phải có một trình độ và kinh nghiệm nhất định để đảm bảo có được màu tảo tốt duy trì sự tồn tại của tảo trong ao nuôi. Ðể làm được vấn đề này người nuôi tôm cần phải biết sử dụng các loại vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học, các loại phân và biện pháp thay nước một cách hợp lí để duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi.

Chọn nguồn nước cấp thích hợp

Nguồn nước cấp vào nuôi cũng là một trong những lí do làm tích tụ chất hữu cơ trong ao nuôi tôm. Do vậy khi chọn nguồn nước cấp vào ao nuôi chúng ta cần phải chọn những nguồn nước ít chất lơ lửng, không có tảo và nên chọn nguồn nước có độ mặn thấp.

Giải pháp đơn giản để xử lý chất thải trong ao nuôi là tiến hành thay nước kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ. Lúc này, các chất dinh dưỡng dư thừa, tảo và các chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ ra khỏi ao và thay thế bằng nguồn nước mới tốt hơn.

Gom tụ chất thải và tránh khuấy động chất trong ao nuôi

Việc sử dụng máy quạt nước để gom tụ chất thải, áp dụng việc sử dụng các loại vôi, khoáng chất, tránh khuấy động vùng gom tụ chất thải sẽ là một giải pháp tương đối an toàn vừa tạo ra vùng sạch cho tôm hoạt động vừa tránh sự phát tán chất lơ lửng trở lại nước ao trong thời gian nuôi.

Loại bỏ chất thải hữu cơ ra khỏi ao nuôi

Trong nhiều trường hợp ở các hệ thống ao nuôi năng suất cao việc áp dụng các biện pháp quản lý chất thải cũng chỉ làm giảm sự tồn lưu chất thải trong ao nuôi tôm mà thôi. Một trong những biện pháp giải chất thải trong ao nuôi tôm nữa là áp dụng biện pháp thay nước đáy hoặc áp dụng biện pháp dùng hệ thống thoát nước trung tâm, cũng có thể áp dụng biện pháp dùng hệ thống máy hút bùn ra khỏi ao nuôi.

Việc áp dụng giải pháp hút bùn ra khỏi ao nuôi là một việc làm có thể mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây nguy hại cho tôm tùy thuộc vào kỹ thuật hút bùn và điều kiện từng ao nuôi.

Cách hạn chế chất thải hữu cơ trong ao nuôi

Trong quá trình nuôi, cần quản lý tốt và duy trì ổn định chất lượng nước. Có chế độ thay nước định kỳ để đảm bảo chất lượng nước trong ao luôn đảm bảo, giảm bớt sự lắng tụ chất thải trong ao.

Chế phẩm sinh học sẽ được trộn vào thức ăn giúp tôm, cá tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp phân hủy chất thải bùn đáy trong ao nuôi, chuyển hóa khí độc thành dạng ít độc hơn. Các chế phẩm sinh học sẽ giúp cân bằng môi trường ao nuôi bằng các vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật có lợi này sẽ lấn át và tiêu diệt các mầm bệnh trong ao nuôi.

Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ – BioFix AQT

Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm cá

Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm cá

BioFix AQT là dòng vi sinh được sử dụng xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm một cách hữu hiệu. Sản phẩm giúp phân hủy thức ăn dưa thừa đồng thời cải thiện vi sinh có lợi trong nền đáy ao giúp giảm sự phát triển của các loại vi sinh và ký sinh trùng gây hại. Chúng tôi khuyến khích người nuôi sử dụng BioFix AQT định kỳ với liệu lượng 150g đã ủ cho 1000 m3 nước. Xem chi tiết cách sử dụng BioFix AQT

You may also like

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúng tôi sẽ cho rằng bạn đồng ý với điều này, nhưng bạn có thể chọn không tham gia nếu muốn. Chấp nhận Đọc thêm

0931.79.11.33